➤ Băng thông (bandwidth) là gì?
Băng thông (tên tiếng anh là bandwidth) là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s. Hay nói cách khác, nó là dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu tối đa giữa website với người dùng tính trong 1 đơn vị thời gian.
Đối với website, băng thông mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số lượng dung lượng tối đa bạn được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
Băng thông được biểu hiện bằng đơn vị bit/s, tức là số bit truyền tải trong 1s. Nếu băng thông lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, và ngược lại.
➤ Nguyên lí hoạt động
Băng thông càng có nhiều kết nối dữ liệu thì càng có nhiều dữ liệu có thể gửi và nhận cùng một lúc. Băng thông hoạt động trên cùng một nguyên tắc. Vì vậy, công suất của liên kết truyền thông càng cao thì càng có nhiều dữ liệu có thể đi qua mỗi giây.
Khả năng liên kết tỉ lệ thuận với chi phí chúng ta bỏ ra, nghĩa là nếu như muốn đặt khả năng liên kết càng lớn thì càng tốn kém về chi phí. Có khá nhiều tác nhân có thể làm suy giảm thông lượng mạng. Đường dẫn mạng đầu cuối thường bao gồm nhiều liên kết mạng, mỗi liên kết sẽ có dung lượng băng thông khác nhau. Ta hay thấy một cách thú vị khi những liên kết có băng thông thấp thường được coi là nút cổ chai bởi kết nối băng thông thấp nhất có thể giới hạn dung lượng dữ liệu tổng thể của tất cả các kết nối trong đường dẫn.
➤ Giới hạn băng thông nghĩa là gì?
Giới hạn băng thông là chức năng cho phép người dùng hạn chế hoạt động dowload, và upload của khách truy cập internet, nhằm đảm bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định.
Ưu điểm của giới hạn băng thông là hạn chế tình trạng quá tải của mạng không dây. Đặc biệt, đối với băng thông 4G, 3G thì tính năng này cực kỳ hữu ích. Từ đó, các vấn đề như ngắt quãng truy cập, mạng lag, chậm, đụng IP… sẽ không xảy ra. Nhưng nếu có sự tăng lên đột của lưu lượng truy cập hay dữ liệu sẽ làm ảnh hưởng để tốc độ load website.
➤ Băng thông không giới hạn là gì?
Nhiều người đăng ký dịch vụ hosting thường có xu hướng chọn gói băng thông không giới hạn để tốc độ truy cập website luôn được ổn định, nhanh, và khách có thể thao tác nhiều tác vụ cùng lúc trên trang. Thậm chí, ngay cả khi lưu lượng tăng đột biến thì đường truyền cũng không bị ảnh hưởng.
Thực chất, băng thông không giới hạn có nghĩa là lượng băng thông rộng, và nó nằm trong phạm vi lưu trữ của công ty cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, đối với các đơn vị hosting uy tín, chất lượng thì số lượng bandwidth này khá lớn, nên chắc chắn thừa sức đáp ứng nhu cầu cho các website có lượng truy cập khủng.
✔ Xem thêm: Dịch vụ cho thuê hosting băng thông không giới hạn
➤ Các dạng băng thông mạng máy tính
Băng thông được chia thành các loại sau:
Dựa vào phạm vi sử dụng:
- Băng thông trong nước: Là loại băng thông được sử dụng cho mục đích trao đổi, tương tác với các máy chủ đặt tại cùng một quốc gia. Loại băng thông này rất phù hợp cho mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Là băng thông được sử dụng để tương tác, trao đổi thông tin của các máy chủ đặt tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam có các nhà cung cấp băng thông quốc tế FPT, Viettel, VNPT. Tuy nhiên, nhược điểm của loại băng thông này là khi gặp sự cố đứt cáp quang biển, thì tín hiệu internet bị gián đoạn, và người dùng không thể truy cập vào website nước ngoài. Hoặc họ có thể truy cập được nhưng tốc độ cực kỳ chậm.
Dựa vào dung lượng sử dụng:
- Băng thông được cam kết: Là lượng băng thông cố định được nhà cung cấp dịch vụ cam kết để kết nối internet. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng phải trả phí để tiếp tục kết nối mạng.
- Băng thông được chia sẻ: Là bandwidth được dùng cùng lúc cho nhiều máy chủ khác nhau, nhằm hạn chế tình trạng máy chủ bị đơ.
- Băng thông riêng: Đây là loại băng thông mà người dùng phải trả phí để được toàn quyền sử dụng và không cần chia sẻ với bất kỳ ai.
➤ Băng thông bao nhiêu là đủ cho website?
Để tính lượng băng thông lưu trữ cho website, bạn có thể tham khảo công thức sau:
Băng thông web hosting = Kích thước trung bình của một trang × Số lượng khách truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách
Ví dụ:
Trang chủ: 2.4 MB
Blog có 25 bài viết với tổng dung lượng: 30 MB
Như vậy, kích thước trung bình của mỗi trang: (30 mB + 2.4 MB): 26 trang = 1.25 MB
Phép tính cơ bản trên giúp bạn dễ dàng ước lượng được lương băng thông cần có để web tiêu thụ.
Trong trường hợp, bạn không có số liệu về thì có thể sử dụng công cụ Pingdom để kiểm tra dung lượng tải của trang web. Sau đó, bạn áp dụng công thức trên để tính lượng băng thông cần.
➤ Bandwidth ảnh hưởng gì tới Website?
Băng thông hay bandwidth Web Hosting là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa Website với máy tính cá nhân của bạn trong một thời gian nhất định. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Theo đó, giới hạn Bandwidth càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải (dowload/upload ngược) sẽ càng lớn. Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập Web sẽ bị từ chối.
Chính vì vậy, sở hữu một Website chuyên nghiệp thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng, đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị ngắt quãng, nhất là trong những giờ cao điểm.
Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lí yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
➤ Những yếu tố khiến việc sử dụng băng thông tăng lên
- Lượng truy cập tăng trưởng: Khi website của bạn có lượng truy cập nhiều thì lượng băng thông cần sử dụng cũng tăng theo. Bạn có thể hình dung theo dạng như mỗi người khi vào sẽ sử dụng một lượng nhỏ băng thông của web.
Ví dụ: 1 người vào chiếm tầm 10mb lưu lượng băng thông thì x10, x100 thì sẽ ra số lượng tương ứng.
- Chỉnh sửa website: Việc thay đổi về thiết kế cũng có thể làm tăng kích thước của trang lên và khiến việc tiêu thụ băng thông cũng ngày càng nhiều hơn.
- Tăng số trang: Khi tăng số lượng trang thì lượng truy cập cũng sẽ xuất hiện từ đó, làm tăng việc sử dụng băng thông.
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi băng thông (bandwith) là gì và các thông tin liên quan về băng thông. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách liên hệ hotline: 0918422248
Băng thông (tên tiếng anh là bandwidth) là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s. Hay nói cách khác, nó là dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu tối đa giữa website với người dùng tính trong 1 đơn vị thời gian.
Đối với website, băng thông mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số lượng dung lượng tối đa bạn được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
Băng thông được biểu hiện bằng đơn vị bit/s, tức là số bit truyền tải trong 1s. Nếu băng thông lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, và ngược lại.
➤ Nguyên lí hoạt động
Băng thông càng có nhiều kết nối dữ liệu thì càng có nhiều dữ liệu có thể gửi và nhận cùng một lúc. Băng thông hoạt động trên cùng một nguyên tắc. Vì vậy, công suất của liên kết truyền thông càng cao thì càng có nhiều dữ liệu có thể đi qua mỗi giây.
Khả năng liên kết tỉ lệ thuận với chi phí chúng ta bỏ ra, nghĩa là nếu như muốn đặt khả năng liên kết càng lớn thì càng tốn kém về chi phí. Có khá nhiều tác nhân có thể làm suy giảm thông lượng mạng. Đường dẫn mạng đầu cuối thường bao gồm nhiều liên kết mạng, mỗi liên kết sẽ có dung lượng băng thông khác nhau. Ta hay thấy một cách thú vị khi những liên kết có băng thông thấp thường được coi là nút cổ chai bởi kết nối băng thông thấp nhất có thể giới hạn dung lượng dữ liệu tổng thể của tất cả các kết nối trong đường dẫn.
➤ Giới hạn băng thông nghĩa là gì?
Giới hạn băng thông là chức năng cho phép người dùng hạn chế hoạt động dowload, và upload của khách truy cập internet, nhằm đảm bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định.
Ưu điểm của giới hạn băng thông là hạn chế tình trạng quá tải của mạng không dây. Đặc biệt, đối với băng thông 4G, 3G thì tính năng này cực kỳ hữu ích. Từ đó, các vấn đề như ngắt quãng truy cập, mạng lag, chậm, đụng IP… sẽ không xảy ra. Nhưng nếu có sự tăng lên đột của lưu lượng truy cập hay dữ liệu sẽ làm ảnh hưởng để tốc độ load website.
➤ Băng thông không giới hạn là gì?
Nhiều người đăng ký dịch vụ hosting thường có xu hướng chọn gói băng thông không giới hạn để tốc độ truy cập website luôn được ổn định, nhanh, và khách có thể thao tác nhiều tác vụ cùng lúc trên trang. Thậm chí, ngay cả khi lưu lượng tăng đột biến thì đường truyền cũng không bị ảnh hưởng.
Thực chất, băng thông không giới hạn có nghĩa là lượng băng thông rộng, và nó nằm trong phạm vi lưu trữ của công ty cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, đối với các đơn vị hosting uy tín, chất lượng thì số lượng bandwidth này khá lớn, nên chắc chắn thừa sức đáp ứng nhu cầu cho các website có lượng truy cập khủng.
✔ Xem thêm: Dịch vụ cho thuê hosting băng thông không giới hạn
➤ Các dạng băng thông mạng máy tính
Băng thông được chia thành các loại sau:
Dựa vào phạm vi sử dụng:
- Băng thông trong nước: Là loại băng thông được sử dụng cho mục đích trao đổi, tương tác với các máy chủ đặt tại cùng một quốc gia. Loại băng thông này rất phù hợp cho mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Là băng thông được sử dụng để tương tác, trao đổi thông tin của các máy chủ đặt tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam có các nhà cung cấp băng thông quốc tế FPT, Viettel, VNPT. Tuy nhiên, nhược điểm của loại băng thông này là khi gặp sự cố đứt cáp quang biển, thì tín hiệu internet bị gián đoạn, và người dùng không thể truy cập vào website nước ngoài. Hoặc họ có thể truy cập được nhưng tốc độ cực kỳ chậm.
Dựa vào dung lượng sử dụng:
- Băng thông được cam kết: Là lượng băng thông cố định được nhà cung cấp dịch vụ cam kết để kết nối internet. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng phải trả phí để tiếp tục kết nối mạng.
- Băng thông được chia sẻ: Là bandwidth được dùng cùng lúc cho nhiều máy chủ khác nhau, nhằm hạn chế tình trạng máy chủ bị đơ.
- Băng thông riêng: Đây là loại băng thông mà người dùng phải trả phí để được toàn quyền sử dụng và không cần chia sẻ với bất kỳ ai.
➤ Băng thông bao nhiêu là đủ cho website?
Để tính lượng băng thông lưu trữ cho website, bạn có thể tham khảo công thức sau:
Băng thông web hosting = Kích thước trung bình của một trang × Số lượng khách truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách
Ví dụ:
Trang chủ: 2.4 MB
Blog có 25 bài viết với tổng dung lượng: 30 MB
Như vậy, kích thước trung bình của mỗi trang: (30 mB + 2.4 MB): 26 trang = 1.25 MB
Phép tính cơ bản trên giúp bạn dễ dàng ước lượng được lương băng thông cần có để web tiêu thụ.
Trong trường hợp, bạn không có số liệu về thì có thể sử dụng công cụ Pingdom để kiểm tra dung lượng tải của trang web. Sau đó, bạn áp dụng công thức trên để tính lượng băng thông cần.
➤ Bandwidth ảnh hưởng gì tới Website?
Băng thông hay bandwidth Web Hosting là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa Website với máy tính cá nhân của bạn trong một thời gian nhất định. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Theo đó, giới hạn Bandwidth càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải (dowload/upload ngược) sẽ càng lớn. Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập Web sẽ bị từ chối.
Chính vì vậy, sở hữu một Website chuyên nghiệp thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng, đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị ngắt quãng, nhất là trong những giờ cao điểm.
Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lí yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
➤ Những yếu tố khiến việc sử dụng băng thông tăng lên
- Lượng truy cập tăng trưởng: Khi website của bạn có lượng truy cập nhiều thì lượng băng thông cần sử dụng cũng tăng theo. Bạn có thể hình dung theo dạng như mỗi người khi vào sẽ sử dụng một lượng nhỏ băng thông của web.
Ví dụ: 1 người vào chiếm tầm 10mb lưu lượng băng thông thì x10, x100 thì sẽ ra số lượng tương ứng.
- Chỉnh sửa website: Việc thay đổi về thiết kế cũng có thể làm tăng kích thước của trang lên và khiến việc tiêu thụ băng thông cũng ngày càng nhiều hơn.
- Tăng số trang: Khi tăng số lượng trang thì lượng truy cập cũng sẽ xuất hiện từ đó, làm tăng việc sử dụng băng thông.
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi băng thông (bandwith) là gì và các thông tin liên quan về băng thông. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách liên hệ hotline: 0918422248