banner
Như tên gọi, tối ưu SEO on-page tức là tối ưu tất cả các yếu tố có trong trang web. Để làm được điều này yêu cầu bạn cần có một quá trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc và kiên trì hết mức có thể.
Tại sao dân SEO thường coi Googlebot như một con nhện. Vì bạn biết đấy, con nhện chỉ di chuyển trên đường tơ được giăng sẵn, hết đường tơ nó sẽ quay ngược trở về. Ở đây, đường tơ của Googlebot là mạng lưới các đường dẫn, liên kết với nhau từ máy chủ index Google đến website, từ trang web này đến trang web khác và từ website này đến website kia,… Để Googlebot di chuyển dễ dàng trong website của bạn, các trang website nên có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mặc khác, khi Googlebot đánh giá nội dung của một website, họ có những thuật toán để tìm kiếm những từ khóa chính và chủ đề mà website này hướng đến.
Như vậy, thiết kế website chuẩn SEO, để làm được điều này, ngay từ khâu code người thiết kế phải tạo một nền tảng web chuẩn SEO, một bảng sitemap căn bản, tối ưu các thẻ quan trọng trong một trang web như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ ALT,… để hỗ trợ đường đi khám phá của bot Google. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cơ bản mà mọi website đều cần có và các SEOer phải biết để tối ưu tốt nhất cho trang web.

Mona tối ưu onpage, xây dựng giao diện dễ dàng quản trị giúp quản trị SEO tốt hơn.
  • Khung điều chỉnh URL: Đối với những website chuẩn SEO thì bất kỳ một trang hoặc một bài viết nào trên website đều được tối ưu tốt nhất, bao gồm cả URL của trang web vì đây là một trong những yếu tố được Google đánh giá rất cao trong xếp hạng website.
  • Thẻ meta title, description: Sau URL thì Google sẽ tiến hành ưu tiên đế title và description, đó là lý do vì sao người viết content hay nhân viên SEO thường mất hàng giờ chỉ để nghĩ ra title cho bài viết vừa chuẩn SEO, vừa thu hút người đọc click vào liên kết. Nhiều SEOer chưa cập nhật những thay đổi mới của Google thường liệt kê cả thẻ meta keyword, tuy nhiên Google đã chính thức khai báo là loại bỏ thẻ meta này khỏi những yếu tố xếp hạng của mình, nên cho dù bạn có thêm bao nhiêu từ khóa ở đây thì cũng không ảnh hưởng SEO.
  • Thẻ meta og: Đây là một thẻ giúp bạn khai báo các mạng xã hội (social) lớn, giúp liên kết quyền sở hữu social đó với website và thông tin của bạn, điều này giúp trang web của bạn có mặt trên các mạng xã hội lớn và tăng uy tín. Mặt khác việc cài đặt thẻ og:image sẽ giúp trang web bạn có một “hình ảnh đại diện” khi bạn chia sẻ liên kết web của mình.
  • Thẻ Heading: Bao gồm 6 thẻ Heading từ H1 đến H6, với mức độ ưu tiên giảm dần, thông thường một trang trên web (không phải 1 website) có 1 thẻ H1 duy nhất cho tiêu đề của trang đó, còn lại là những thẻ H2 cho đến H6 tùy thuộc vào nội dung bài viết, những thẻ Heading này vừa giúp phân chia bố cục bài viết vừa giúp nhấn mạnh những từ khóa mà bạn muốn SEO được chứa trong các thẻ Heading này.
 
  • Hình ảnh: Không chỉ ảnh hưởng đến giao diện cũng như trải nghiệm người dùng trên website, hình ảnh còn tác động đến SEO với nhiều yếu tố khác nhau như: dung lượng ảnh (sử dụng ảnh có dung lượng lớn có thể khiến website của bạn load chậm hơn gây ảnh hưởng đến SEO – giải pháp cho vấn đề này là sử dụng những công cụ nén ảnh tinypng.com), thẻ ALT cho hình ảnh (giúp Google hiểu hơn về hình ảnh của bạn thông qua text mà bạn viết cho ảnh đó), ngoài ra hình ảnh của nên phù hợp với chủ đề của bài viết, bạn nên tự thiết kế hoặc chỉnh sửa ảnh trước khi sử dụng.
  • Thuộc tính rel trong liên kết (thẻ a): thuộc tính rel giúp bạn xác định những cách thức mà Google đánh giá liên kết đó, thông thường bao gồm 2 thuộc tính là Dofollow (cho phép Google đi theo liên kết để đến trang hoặc website khác) và Nofollow (không cho phép).
  • HTTPS: Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng SSL phiên bản trả phí để đảm bảo cho website của mình bảo mật tốt hơn, chuẩn SEO tốt hơn.
  • Tốc độ load website của cần được bảo đảm khi thiết kế web chuẩn SEO (thông thường phụ thuộc vào tối ưu source code và hosting của web)
Đó là về mặt kỹ thuật, tối ưu nội dung là yếu tố quan trọng tiếp theo khi SEO on-page. Tôi từng được đặt câu hỏi khá thú vị: Liệu rằng không cần xây dựng backlink, bạn có thể làm SEO cho website được hay không? Thật ra thì tôi chưa thử cách này bao giờ, nhưng cách nay khoảng 3 năm, tôi có đọc một bài viết thuộc một Blog chia sẻ về SEO. Bạn chủ Blog đó khẳng định bạn hoàn toàn không đi backlink từ bên ngoài, hoàn toàn SEO bằng link nội bộ. Và bạn đó làm việc như vậy suốt gần 2 năm. Tôi không nghĩ bạn nói dối, tôi tin cách làm đó vẫn thành công. Tuy nhiên, với yêu cầu tốc độ phát triển nhanh như hiện tại, tôi chắc chắn chẳng công ty nào muốn dùng cách SEO như của bạn ấy. Nó chỉ phù hợp với những bạn sinh viên, có nhiều thời gian rãnh, không có nhiều kinh phí và không bị áp KPIs.
Trở lại bài viết, qua câu chuyện trên, bạn có thể thấy tầm quan trọng của content khi làm SEO cho website. Cập nhật nội dung chất lượng một cách đều đặn là cách bền vững giúp bạn SEO thành công. Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn cách tối ưu SEO bằng nội dung chất lượng, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Xem thêm: Dịch vụ Thiết kế website chuẩn SEO Gia Lai